Appropriating conditions for acquisition high-content α – amylase of germinated brown rice variety Oryza stiva Anhdao

Nghiên cứu điều kiện thích hợp để thu nhận gạo lứt nẩy mầm có hoạt độ α – amylase cao từ giống gạo lứt Anh Đào

  • Anh Van Luu Department of Food Technology, School of Biotechnology and Food Technology, Hanoi University of Science and Technology, 01 Dai Co Viet Str., Hai Ba Trung, Hanoi, Vietnam
  • Thi Yen Nguyen Department of Biotechnology, School of Biotechnology and Food Technology, Hanoi University of Science and Technology, 01 Dai Co Viet Str., Hai Ba Trung, Hanoi, Vietnam
  • Thi Thuy An Ho Department of Food Technology, School of Biotechnology and Food Technology, Hanoi University of Science and Technology, 01 Dai Co Viet Str., Hai Ba Trung, Hanoi, Vietnam
  • Thi Thanh Hang Nguyen Department of Food Technology, School of Biotechnology and Food Technology, Hanoi University of Science and Technology, 01 Dai Co Viet Str., Hai Ba Trung, Hanoi, Vietnam
  • Truong Giang Nguyen Department of Biotechnology, School of Biotechnology and Food Technology, Hanoi University of Science and Technology, 01 Dai Co Viet Str., Hai Ba Trung, Hanoi, Vietnam
Keywords: α-amylase, germinated brown rice, germination

Abstract

Brown rice is a food ingredient which has high nutritious values. During germination, some nutritious and functional components are increased such as lysine, vitamin E, B1, B6, magnesium, calcium, iron… and especially γ – amino butyric acid. Enzyme activity will also change during the germination of the grains. The α – amylase activity of ungerminated grains is very low, only 34.91 UI/g. This is because the enzyme is hibernating and not activated. During germination, enzyme activity will increase. Submerge the Anhdao brown glutinous rice for 6 hours at 30°C in solutions with different pH values (2.0, 3.0, 4.0, 5.0, 6.0). The results show that at pH 3.0 the activity of α – amylase enzyme reaches the highest value of 82.93 UI/g. After the submersion, incubate the germinated brown rice in unentirely anaerobic condition at different temperature of 25, 30, 35, 37°C. The result showed that at 35°C after 24 hours of incubation, the α – amylase activity reaches the highest value of 89.82 UI/g. Examine the dynamic of changes of α – amylase activity against time at 35°C, we can see that in the first 28 hours the α – amylase activity increased significantly. Highest α – amylase activity reaches 97.10 UI/g after 28 hours of incubation. In reality, people usually use enzyme from germinated grains for many food manufacturing industries. α – amylase activity increases during incubation, which can bring promising prospects for processing sugar syrup and prebiotics food from germinated rice.

Gạo lứt là một nguyên liệu thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong quá trình nảy mầm các thành phần dinh dưỡng và chức năng của hạt gạo lứt được tăng lên ví dụ như lysine, các vitamin E, B1, B6, magie, canxi, sắt… và đặc biệt là γ – amino butyric acid. Hoạt tính của hệ enzyme sẽ thay đổi trong suốt quá trình nảy mầm của hạt gạo. Hoạt tính enzyme α – amylase của hạt gạo chưa nảy mầm là rất thấp, chỉ đạt 34,91UI/g, do enzyme của hạt đang ở trạng thái ngủ chưa được kích hoạt. Trong quá trình nảy mầm thì hoạt tính của α – amylase tăng lên. Tiến hành ngâm gạo lứt giống nếp Anh Đào trong 6 tiếng, ở 30°C trong nước ngâm có pH khác nhau (pH 2.0, 3.0, 4.0, 5.0, 6.0). Kết quả cho thấy, ở pH 3.0 hoạt độ enzyme α – amylase cao nhất đạt 82,93 UI/g. Sau quá trình ngâm, tiến hành ủ nẩy mầm gạo lứt yếm khí không hoàn toàn ở những nhiệt độ khác nhau 25, 30, 35, 37°C, kết quả ở 35°C sau 24 giờ ủ hoạt độ enzyme α – amylase đạt cao nhất là 89,82 UI/g. Khảo sát động học sự thay đổi của hoạt độ enzyme α – amylase theo thời gian ở nhiệt độ ủ 35°C, kết quả cho thấy,trong 28 giờ đầu hoạt độ của α – amylase tăng mạnh. Hoạt độ α – amylase cao nhất đạt 97,10 UI/g sau 28 giờ ủ. Trong thực tế người ta đã sử dụng enzyme từ hạt nảy mầm cho rất nhiều ngành sản xuất thực phẩm. Hoạt độ của α-amylase sau quá trình ủ mầm tăng lên, có thể đem lại triển vọng sử dụng để chế biến dịch đường và các sản phẩm có tính prebiotic từ gạo lứt nảy mầm.

Published
2018-07-20
Section
Research articles