Study on biomass and carbon stock of woody floor at several forests in Bach Ma national park, Thua Thien Hue province
Nghiên cứu sinh khối và trữ lượng carbon của tầng cây gỗ ở một số trạng thái rừng thuộc vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế
Abstract
The aims of the research are to identify biomass and estimate carbon stock of woody floor at some forest status in Bach Ma National Park and to recommend some solutions in order to improve the effectiveness of forest management toward sustainable development. Collecting the relative data through articles, books, internet information and organizations and inheriting the data from previous research on biomass and carbon stock. Moreover, the research implemented field surveys by designing 31 circular plots (1,256 m2) with three radii including 4 m, 14 m and 20 m for measuring trees from 5 to 20 cm, 20-50 cm and > 50 cm DBH (diameter at breast height), respectively. Correspondingly, D1.3, H were measured. The results showed that biomass of rich, medium and restoration forests are 144.16, 43.17 and 20.31 ton/ ha, respectively. The total average C-stock is calculated as follows: rich forest 264.53 (ton/ha), medium forest (79.21 ton/ha) and restoration forest (37.27 ton/ha). Therefore, the rich forest has the highest CO2 absorption (399.78 ton/ha). Meanwhile, CO2 absorption of medium and restoration forests are 133.13 ton/ha and 46.81 ton/ha.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu sinh khối và trữ lượng carbon của tầng cây gỗ tại một số trạng thái rừng thuộc vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế. Để thực hiện được mục tiêu đó, đề tài cần xác định sinh khối của tầng cây gỗ ở một số trạng thái rừng tại vườn quốc gia Bạch Mã, đánh giá trữ lượng carbon của tầng cây gỗ ở một số trạng thái rừng tại vườn quốc gia Bạch Mã, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng theo hướng phát triển bền vững. Đề tài tiến hành thu thập các số liệu có liên quan bằng cách tham khỏa tài liệu từ sách báo, internet, tìm kiếm thông tin từ các cơ quan, ban ngành, kế thừa số liệu từ các công trình nghiên cứu sinh khối và trữ lượng carbon. Bên cạnh đó, đề tài còn thực hiện quá trình đi điều tra thực địa lập 31 ô tiêu chuẩn, mỗi ô tiêu chuẩn có diện tích là 1256m2, ô tiêu chuẩn hình tròn với 3 cấp bán kính là 4m, 14m, 20m tương ứng với đường kính cây lần lượt là 5-20cm, 20-50cm và lớn hơn 50 cm. Tiến hành đo các chỉ số sinh trưởng của cây là D1.3, Hvn. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh khối trạng thái rừng giàu chiếm khối lượng lớn nhất khoảng 144,16 tấn/ha, tiếp đến là trạng thái rừng trung bình chiếm 43,17 tấn/ha và rừng phục hồi là 20,31 tấn/ha. Đối với trữ lượng carbon thì rừng giàu là 264,53 tấn/ha, rừng trung bình là 79,21 tấn/ha, rừng phục hồi là 37,27 tấn/ha. Xét về khả năng hấp thụ CO2 thì trạng thái rừng giàu là hấp thụ nhiều nhất khoảng 399,78 tấn/ha, thấp nhất là rừng phục hồi với 46,81 tấn/ha, còn rừng trung bình là 133,13 tấn/ha.