Induced systemic resistance against rice grassy stunt virus – a promising field for ecological rice production

Kích kháng lưu dẫn đối với bệnh vàng lùn trên lúa –triển vọng trong việc sản xuất lúa theo hướng sinh thái

  • Thanh Toan Le College of Agriculture and Applied Biology, Cantho University
  • Van Dien Luong College of Agriculture and Applied Biology, Cantho University
  • Thuy Nhien Thi Ngo College of Agriculture and Applied Biology, Cantho University
  • Van Kim Pham College of Agriculture and Applied Biology, Cantho University
Keywords: ecological rice production, systemic acquired resistance, rice grassy stunt disease, ART

Abstract

Most rice protection methods have currently used toxic chemicals to control pathogens and pests, which leads to environment pollution. Systemic acquired resistance (SAR) taking advantage of natural defence reaction of plants could be proposed as an alternative, ecologically friendly ap-proach for plant protection. Its application into rice production could minimize the chemicals quantity used, and could contribute to the decrease of environmental pollution and the development of sustainable agriculture. The research was conducted to select the best effective chemical and method to improve the health of rice plants infected by grassy stunt disease in net-house of Cantho University. SAR chemicals were used at very low concentrations (in mM). Results showed that the height of rice plants treated with SAR chemicals was higher than that of plants untreated. Besides, the number of diseased plant was reduced and the ratio of firm grain and yield increased when plants were applied by SAR. Among them, oxalic acid was the best systemic acquired resistance. With oxalic acid, seed soaking was better than seed coating in systemic acquired resistance against rice grassy stunt disease.

Hầu hết các phương pháp sản xuất lúa hiện nay đều sử dụng các hóa chất độc hại trong việc phòng trừ bệnh và côn trùng gây hại, nên dẫn đến ô nhiễm môi trường. Kích thích tính kháng lưu dẫn giúp kích hoạt cơ chế tự nhiênkháng bệnh của cây có thể là giải pháp bảo vệ thực vật thay thế an toàn với môi trường. Việc ứng dụng tiến bộ này vào trong sản xuất lúa có thể làm giảm lượng hóa chất sử dụng, đóng góp vào việc giảm thiểu ô nhiễmmôi trường và sự phát triển của một nền nông nghiệp bền vững. Nghiên cứu đã được thực hiện tại nhà lưới trường Đại học Cần Thơ để tuyển chọn hóa chất và phương pháp sử dụng hóa chất để tăng cường sức khỏe giúp cây lúa vượt qua bệnh vàng lùn. Hóa chất kích kháng được sử dụng ở một nồng độ rất thấp (đơn vị là mM). Kết quả cho thấy chiều cao cây lúa khi xử lý chất kích kháng tốt hơn so đối chứng không xử lý. Bên cạnh đó, số cây lúa nhiễm bệnh giảm, tỉ lệ hạt chắc và năng suất tăng khi cây lúa được xử lý với chất kích kháng. Trong số các chất kích kháng đã sử dụng, acid oxalic cho hiệu quả vượt trội. Với chất acid oxalic, phương pháp ngâm hạt cho hiệuquả kích kháng tốt hơn phương pháp áo hạt.

Published
2012-05-07
Section
Research articles