Assessing the groundwater resources management in the Bac Lieu Province, Mekong delta, Vietnam
Đánh giá công tác quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất tại tỉnh Bạc Liêu, đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam
Abstract
The research aims to assess the current groundwater resources management in Bac Lieu province. The combination of descriptive statistic and interview approach (including individual interview and key informant panel) were applied based on the principles of water governance framework developed by the Organization of Economic Co-operation and Development (OECD) to assess the policy coherence and the transparency and stakeholder engagement of the groundwater management. The study showed that the current groundwater resources management improved overtime; however, the policies were not completely sufficient and the responsibility of the units related to the groundwater resources management was not indicated clearly yet. Thus, overlaps in function of different management units are found and the access of the local people to the groundwater management was limited. In addition, the stakeholder involvement in managing the groundwater resources was in short of both amount and qualification. The separation of powers seems to be higher and higher, the local government has the main responsibility to manage the groundwater and the communities, especially the local people still have low rate of participation in the groundwater resources management process.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất (NDĐ) tại tỉnh Bạc Liêu. Sự kết hợp giữa phương pháp thống kê mo tả va phương pháp phỏng vấn (bao gồm phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn chuyên gia)dựa trên những quy định về quản trị tài nguyên nước của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD – Organization for Economic Co-operation and Development) được áp dụng để đánh sự chặt chẽ của các chính sách quản lý, sự minh bạch của công tác quản lý và sự tham gia của các bên có liên quan. Kết quả cho thấy, cơ chế quản lý nguồn tài nguyên NDĐ đã và đang dần hoàn thiện, song các chính sách quản lý vẫn còn chưa đầy đủ và trách nhiệm của các đơn vị quản lý vẫn chưa được quy định rõ ràng. Vì vậy, đến nay công tác quản lý còn phát sinh sự chồng chéo và thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan cũng như sự liên kết giữa cơ quan quản lý địa phương và người sử dụng tài nguyên NDĐ. Thêm vào đó, các bên có liên quan tham gia vào quản lý nguồn tài nguyên NDĐ còn hạn chế về cả số lượng và năng lực, trong đó chính quyền địa phương là đơn vị quản lý chính; do vậy, sự tập trung quyền hạn vào một chủ thể (chính quyền địa phương) là rất cao và sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là người sử dụng NDĐ, còn hạn chế.