Economic and environmental effects of Integrated Pest Management program: A case study of Hau Giang province (Mekong Delta)

Lợi ích kinh tế và môi trường khi áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM: Nghiên cứu điển hình ở tỉnh Hậu Giang (Đồng bằng sông Cửu Long)

  • Trung Dung Nguyen Thuy loi University, Ha Noi, Vietnam
Keywords: economic and environmental benefits, IPM Integrated Pest Management Program, fertilizer and pesticide residue

Abstract

Since many years, the agro-technical programs such as "3 reduction 3 increase", "1 must 5 reduction" and System of Rice Intensification (SRI) have been carried out with definite results. Recently, IPM program (integrated pest management) – a more comprehensive measure (using all possible techniques and methods to keep the pest populations below a level causing economic injury) – has been firstly piloted on a large scale in the Mekong Delta. This paper presents the main results of piloting IPM program in 2,610 hectares during 2014-2017 in Hau Giang province. As results, farmers have better economic benefit in production; the quality of rice has been gradually improved and can overcome the technical barriers of advanced countries in rice trade such as US, EU and Japan. In addition, the environmental and ecological consequences can be avoided due to overuse of fertilizer and pesticide. Field ecosystems will be gradually restored.

Từ nhiều năm nay những chương trình kỹ thuật nông nghiệp như "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm" và hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) đã được áp dụng và đã có những kết quả nhất định. Còn chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM - một biện pháp tổng hợp và tích cực hơn (sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế) –  được thực nghiệm đầu tiên trên diện rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Bài báo này trình bày những kết quả chính trong thử nghiệm ở 2.610 ha lúa trong thời gian 2014-2017 ở ở tỉnh Hậu giang. Kết quả là quản lý dịch hại ở ngưỡng cho phép, người nông dân có lợi hơn về kinh tế trong sản xuất, chất lượng gạo từng bước được cải thiện và có khả năng vượt qua các hàng rào kỹ thuật trong thương mại lúa gạo của các nước tiên tiến như USA, châu Âu, Nhật Bản. Ngoài ra tránh được hệ quả về môi trường sinh thái do sử dụng quá mức phân bón hóa học và ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và hệ sinh thái đồng ruộng dần được phục hồi.

Author Biography

Trung Dung Nguyen, Thuy loi University, Ha Noi, Vietnam

M&E team of WB project for Mekong Delta Water Management for Rural Development

Published
2018-07-16
Section
Research articles