Application of DPSIR framework to access environmental impact of white limestone mining and processing in Luc Yen, Yen Bai province
Ứng dụng mô hình DPSIR đánh giá tác động môi trường của hoạt động khai thác và chế biến đá vôi trắng ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
Abstract
Application of DPSIR framework (Drivers, Pressures, States, Impacts and Responses) aims to assess the current impact of the environment through a process starting with “driving forces” through “pressures” to “states” and “impacts” eventually leading to political “responses” in mineral mining in Luc Yen district. Research results show that the main drivers in Luc Yen are resources consumption (Wi = 3.675), the demand for industrial development (Wi = 3.575), followed by diversification and size of mines (Wi = 3.250). The environmental pressures are solid (Wi = 4.025), dust (Wi = 3.900) and wastewater (Wi = 3.625). The current state of environment is the most affected by air (Wi = 3.400). The soil and water are almost unaffected. The current environmental impacts have positive and negative social, economic and environmental impacts. Specifically, the positive impacts are employment opportunities, income (Wi = 3.325) and an increase in state budget (Wi = 3.000). There are no positive improvements of the environment related to mining activities, such as negative impacts on ecological landscape (Wi = 3.050) and infrastructure (Wi = 3.075). Improving environmental quality and mitigating environmental impacts have been applied, including innovative technology (Wi = 3.175), pollution monitoring and environmental quality monitoring (Wi = 3.400). Communication activities to enhance community participation in Luc Yen area were also highly appreciated by people (Wi = 3.375).
Việc ứng dụng mô hình DPSIR (Drivers, Pressures, States, Impacts and Responses) nhằm mục đích đánh giá tác động môi trường theo một quá trình từ động lực, áp lực, hiện trạng và tác động đến đáp ứng để giải quyết vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản tại huyện Lục Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy động lực dẫn tới hoạt động khai thác đá vôi trắng tại huyện Lục Yên là nhu cầu sử dụng tài nguyên (Wi = 3,675), nhu cầu phát triển hoạt động công nghiệp (Wi = 3,575), tiếp đến là sự đa dạng, quy mô các mỏ khoáng (Wi = 3,250). Áp lực môi trường là chất thải rắn (Wi = 4,025), tiếp đến là bụi (Wi = 3,900) và nước thải (Wi = 3,625). Hiện trạng môi trường tự nhiên hiện nay tại khu vực Lục Yên chịu ảnh hưởng mạnh nhất là không khí (trọng số Wi = 3,400), môi trường đất và nước gần như chưa bị tác động. Tác động môi trường hiện nay tại huyện Lục Yên thể hiện qua tác động đến môi trường xã hội và môi trường tự nhiên. Cụ thể, tác động giải quyết việc làm, tăng thu nhập (Wi = 3,325) và tăng ngân sách nhà nước (Wi = 3,000). Tác động tiêu cực tới cảnh quan sinh thái (Wi = 3,050) và cơ sở hạ tầng (Wi = 3,075). Các giải pháp cải thiện và giảm thiểu tác động môi trường đã áp dụng hiện nay là đổi mới công nghệ khai thác theo hướng tiên tiến (Wi = 3,175), giám sát ô nhiễm và quan trắc chất lượng môi trường (Wi = 3,400). Giải pháp truyền thông tăng cường sự tham gia của cộng đồng tại khu vực Lục Yên cũng được người dân đánh giá cao với trọng số (Wi = 3,375).