Assessment of water quality of some aquaculture ponds in Ho Chi Minh City

Đánh giá chất lượng nước của một vài ao hồ nuôi trồng thủy sản ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh

  • Thi Giang Huong Duong Department of Environmental Science, Sai Gon University, 273 An Duong Vuong Street, District 5, Ho Chi Minh City 70000
  • Thuan Minh Nguyen Department of Environmental Science, Sai Gon University, 273 An Duong Vuong Street, District 5, Ho Chi Minh City 70000
  • Ngoc Han Tran Department of Environmental Science, Sai Gon University, 273 An Duong Vuong Street, District 5, Ho Chi Minh City 70000
Keywords: aquaculture ponds, aquacultural ponds, water quality, eutrophication, Ho Chi Minh City

Abstract

Eutrophication in aquaculture ponds is one of the major issues related to both the environment and the health of consumers. This study has selected and conducted a water-quality survey of nine freshwater aquaculture ponds in Ho Chi Minh City. The empirical results showed that these ponds were seriously polluted with COD and BOD5 whose values did not meet the B2 column of the Vietnamese National Technical Regulation on Surface Water Quality (QCVN 08-MT:2015/BTNMT). On the other hand, most N-NH4and N-NO2- concentrations in the ponds met the threshold value of B2 column. The values ​​of the chlorophyll-a are greater than 10 μg/L, indicating that investigated ponds are in a state of eutrophication. In addition, the results of the TSI calculations showed that most of the sites that are in hyper-eutrophication state and phosphorus is identified as the eutrophication limit factor in these sites.

Phú dưỡng hóa nguồn nước nuôi trồng thủy sản là một trong các vấn đề lớn liên quan đến cả môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Nghiên cứu này đã lựa chọn và tiến hành khảo sát chất lượng nước của chín ao hồ nuôi thủy sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích cho thấy các ao hồ trên bị ô nhiễm hữu cơ nặng với thông số COD và BOD5 đều không đạt chuẩn B2 theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Về mặt ô nhiễm các chất dinh dưỡng, nồng độ N-NH4+ và N-NO2- đa số chỉ thỏa mãn loại B2, thậm chí vượt ngưỡng quy định của cột B2. Các giá trị của thông số chlorophyll-a đều lớn hơn 10 µg/L, chứng tỏ các ao hồ khảo sát đều đang trong tình trạng phú dưỡng. Thêm vào đó, kết quả tính toán chỉ số TSI cho thấy hầu hết các vị trí nghiên cứu đang ở trạng thái siêu phú dưỡng và photpho được xác định là yếu tố giới hạn sự phú dưỡng của các vị trí khảo sát nêu trên.

Published
2018-10-02
Section
Research articles