Emission and management for rice husk ash in An Giang Province, Viet Nam

Hiện trạng phát thải và quản lý tro trấu trên địa bàn tỉnh An Giang, Việt Nam

  • Trung Thanh Nguyen Faculty of Engineering - Technology – Environment, An Giang University, 18 Ung van Khiem St., Dong Xuyen Dist., Long Xuyen City, An Giang Prov., Vietnam
  • Hong Nhat Nguyen Faculty of Engineering - Technology – Environment, An Giang University, 18 Ung van Khiem St., Dong Xuyen Dist., Long Xuyen City, An Giang Prov., Vietnam
  • Thi Quynh Anh Nguyen Faculty of Engineering - Technology – Environment, An Giang University, 18 Ung van Khiem St., Dong Xuyen Dist., Long Xuyen City, An Giang Prov., Vietnam
  • Phuoc Toan Phan Faculty of Engineering - Technology – Environment, An Giang University, 18 Ung van Khiem St., Dong Xuyen Dist., Long Xuyen City, An Giang Prov., Vietnam; Faculty of Environment and Natural Resources, Ho Chi Minh City University of Technology, VNU-HCM, 268 Ly Thuong Kiet St., Dist. 10, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • Nhat Huy Nguyen Faculty of Environment and Natural Resources, Ho Chi Minh City University of Technology, VNU-HCM, 268 Ly Thuong Kiet St., Dist. 10, Ho Chi Minh City, Vietnam
Keywords: rice husk ash, environmental management, agriculture-byproducts

Abstract

An Giang province is one of the largest rice producer regions in Vietnam with 600,000 hectares of paddy field and 4 million tons of rice production every year. The rice milling industry generates a huge amount of rice husk (~23% of paddy rice). The rice husk is currently used as fuel around the province generating rice husk ash (RHA) which causes environmental and health issues. This study focuses on surveying and analyzing the current situation for utilization, management, treatment, and awareness of enterprises and community about generated RHA via a household investigation method. The results showed that, in average, a factory generates 862.4 tons of RHA per year, whereas half of them are reused or are sold for re-utilization in other factories, 56.3% are disposed in the private landfill of the factory, and 1.6 to 6.3 % are directly disposed to nearby rivers or in soil. Most of the interviewed citizens reported that they were aware of the RHA impact on the environment nevertheless, only 2% knew that RHA can be re-utilized for other purposes. Therefore, it is necessary to raise public awareness about the reuse and utilization of RHA to reduce the environmental impact and contribute to the sustainable development of the rice production.

Tỉnh An Giang là một trong những vựa lúa lớn nhất Việt Nam, với diện tích khoảng 600.000 ha và sản lượng gần 4 triệu tấn/năm. Cùng với lúa, lượng trấu phát sinh từ quá trình xay xát đang được tái sử dụng làm nhiên liệu đốt cho các quá trình sản xuất khác ở địa phương. Tuy nhiên lượng tro sau quá trình đốt nhiên liệu trấu cũng đang tạo nên một áp lực lên chất lượng môi trường. Do vậy, nghiên cứu này tập trung vào việc khảo sát và phân tích hiện trạng sử dụng, quản lý, xử lý và nhận thức của cơ sở sản xuất hay cộng đồng đối với vấn đề phát thải tro trấu thông qua phương pháp điều tra thực tế. Kết quả cho thấy trung bình mỗi cơ sở phát sinh 862,4 tấn tro trấu/năm với khoảng phân nửa trong số đó được tái sử dụng, 56,3% xử lý bằng cách chôn lấp; 1,6% đến 6,3% xử lý bằng cách đổ bỏ. Hầu hết những người được phỏng vấn biết việc phát thải tro trấu có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, tuy nhiên chỉ có 2% hộ nhận thức được tro trấu có thể tái sử dụng cho các mục đích khác. Điều này cho thấy cần có biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với việc tái sử dụng tro trấu, nhằm góp phần giảm áp lực của phát thải lên môi trường và đóng góp vào sự phát triển của ngành sản xuất lúa gạo theo định hướng bền vững.

Published
2019-06-30
Section
Research articles