Indigenous knowledge in climate change adaptation: Case studies of ethnic minorities in the Northern Mountain Region of Vietnam

Kiến Thức Bản Địa Trong Thích Ứng Biến Đổi Khí Hậu: Nghiên cứu trường hợp của các cộng đồng dân tộc thiểu số tại Vùng Núi Phía Bắc Việt Nam

  • Thi Thu Huong KIEU Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen City, Vietnam
  • Thi Ngan NGUYEN Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen City, Vietnam
  • Thi Hien Thuong NGUYEN Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen City, Vietnam
  • Thi Hai Anh VU Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen City, Vietnam
  • Do Huong Giang NGUYEN Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen City, Vietnam
  • Quang Tan NGUYEN International University, Hue University, Hue City, Vietnam
Keywords: indigenous knowledge, ethnic minorities, climate change, adaptation, Northern Mountain Region

Abstract

This study aims to investigate the indigenous knowledge (IK) of three ethnic minority groups in the Northern Mountain Region (NMR) of Vietnam. The groups include (1) Tay people who live at lower elevations; (2) a Dao community who tend to live in the middle elevations and (3) Hmong farmers who mainly reside at higher elevations areas of the mountain. This research intends to identify climate change (CC) and its impact on agricultural cultivation and find out how these groups can adapt to CC by applying their IK in agriculture practices. Data was collected through focus group discussions (n=9), in-depth interviews (n=80), and participant observation. From the 80 respondents, 27 live in Bac Kan province, 23 in Yen Bai province and 30 in Son La province; those who had experience in agricultural production, elderly and village heads. The results show that the NMR weather has significant changes that negatively impact agriculture cultivation and local livelihood. Although the respondents are from different ethnic minorities, these farmers are highly aware of the CC risks, leading into adaptation practices. While the Tay people's major adaptation strategies include the use of a variety of native plants and changing planting calendars, the Dao and Hmong people apply intercropping and local techniques methods in terracing fields using local varieties of livestock. Our findings highlight the importance of using the IK of ethnic minorities in adaptation towards CC. A better targeting about the use of local resources in future national policies and projects is encouraged.

Nghiên cứu này nhằm thu thập kiến thức bản địa (IK) của ba nhóm dân tộc thiểu số ở Miền núi phía Bắc (MNPB) của Việt Nam bao gồm (1) dân tộc Tày chủ yếu sống ở vùng thấp; (2) Người Dao có xu hướng sống ở các độ cao trung bình; và (3) người Hmông chủ yếu cư trú ở các khu vực đồi núi cao. Nghiên cứu này nhằm xác định tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) và tác động của nó đối với sản xuất nông nghiệp, đồng thời tìm hiểu cách thức các nhóm dân tộc thiểu số này có thể thích ứng với BĐKH bằng cách áp dụng các kiến thức bản địa của họ vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp. Dữ liệu được thu thập thông qua thảo luận nhóm tập trung (n = 9), phỏng vấn sâu (n = 80) và quan sát người tham gia. Trong số 80 người được hỏi, có 27 người sống ở tỉnh Bắc Kạn; 23 người ở tỉnh Yên Bái và 30 người ở tỉnh Sơn La, là những người có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, người cao tuổi và trưởng thôn. Kết quả cho thấy thời tiết ở khu vực MNPB đã có những thay đổi so với trước gây tác động xấu đến canh tác nông nghiệp và sinh kế của cộng đồng. Mặc dù những người được hỏi từ các dân tộc khác nhau nhưng họ đều nhận thức được sự thay đổi này của thời tiết, do đó họ đã có những thích ứng riêng. Trong khi người Tày sử dụng giống cây trồng địa phương và thay đổi lịch thời vụ thì người Dao và Hmong chọn phương pháp xen canh và áp dụng kỹ thuật bản địa trên đất ruộng bậc thang và sử dụng gióng vật nuôi bản địa. Các phát hiện của chúng tôi giúp hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng IK trong thích ứng với BĐKH của các dân tộc thiểu số, từ đó có thể hướng đến mục tiêu tốt hơn việc sử dụng các nguồn lực địa phương trong các chính sách và dự án quốc gia trong tương lai.

Published
2020-11-12
Section
Research articles