Assessment of the sustainability of the rice-maize cropping system in the Red River Delta of Vietnam and developing reduced tillage practices in rice-maize system in the area

Đánh giá sự bền vững của hệ thống canh tác lúa-ngô và phát triển kỹ thuật canh tác làm đất tối thiểu trong hệ canh tác lúa ngô ở đồng bằng sông Hồng ở Việt Nam

  • Thi Thanh Ly Le Field Crops Research Institute, Vietnam Academy of Agricultural Science, Gialoc, Haiduong, Vietnam
Keywords: rice-maize cropping system, Red River Delta, reduced tillage, agriculture

Abstract

Rice and maize are global staple food and play an important role in world’s food security strategy. Vietnam is one of rice leading export countries but annually it has to import a considerate amount of maize for cattle food processing. Red River Delta in the north of Vietnam is the second rice bucket of the country, which is responsible for more than 20% of total rice production. The priority crops in the areas are rice and maize and rice-maize system is the leading cropping system in the area. Currently, it is reported that the rice-maize cropping system is not sustainable and its profit is reducing in most of production areas in the Red River Delta. Improving rice cropping system aims is not only to increase rice and maize yields and production but also to improve the land use efficiency, decline the cost of the production and to increase system sustainability. To increase sustainability there must be a linkage of various factors. This review emphasizes on increasing rice-maize crop sustainability by applying appropriate agriculture practices such as reducing chemical fertilization and intensive tillage.

Gạo và ngô là nguồn lương thực chính cho toàn cầu và đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực của thế giới. Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo nhưng hàng năm vẫn phải nhập một số lượng lớn ngô để chế biến thức ăn gia súc. Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vựa lúa lớn của Việt Nam sản xuất khoảng 20% sản lượng lúa gạo của cả nước. Ở đồng bằng sông Hồng, lúa và ngô là hai cây trồng chính là hệ canh tác lúa-ngô là cơ cấu cây trồng hàng đầu trong vùng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, rất nhiều đánh giá cho thấy hệ thống canh tác lúa-ngô là hệ thống canh tác không bền vững và các lợi nhuận của mang lại từ cơ cấu canh tác ở hầu hết các khu vực sản xuất ở vùng đồng bằng sông Hồng của Việt Nam đã và đang giảm dần. Do đó, việc cải thiện cơ cấu canh tác lúa -ngô không chỉ nhằm mục đích tăng năng suất lúa và ngô mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm chi phí sản xuất và tăng cường hệ thống canh tác bền vững. Tuy nhiên, để tăng tính bền vững của hệ thống canh tác thì phải liên kết nhiều yếu tố khác nhau. Bài viết này dựa vào các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác nhau để đưa ra những giải pháp tích cực làm tăng tính bền vững của hệ thống canh tác lúa - ngô bằng cách áp dụng các phương pháp canh tác hợp lý như giảm sử dụng phân hóa học và các biện pháp canh tác thâm canh như áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu.

Published
2014-05-11
Section
Review papers