Human ecology and gender: a framework to discover natural and cultural resources with climate change accommodation

Sinh thái nhân văn và vấn đề giới: Khung lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên và văn hoá thích nghi với biến đổi khí hậu

  • Parto Teherani-Kroenner Humboldt University of Berlin, Berlin, Germany
  • Tung Hoa Dang Water Resources University, Hanoi, Vietnam
Keywords: human ecology, gender & environment, gender and environment, gender budgeting, climate change accommodation

Abstract

Based on the human ecological pyramid described by Robert Ezra Park, the founder of Human Ecology at Chicago School of Sociology around 1920 (Park 1952; visualized by Teherani-Krönner 1992), Duncan developed his model for comprehensive research on changes in human societies. He believed that scientific analysis had to include the interplay and interaction of the following components: population (P), organization (O), environment (E) and technology (T). This research frame – POET - became known as the Ecological Complex visualized as a rhombus (Duncan 1959; Teherani-Krönner 1992; Teherani-Krönner 2014). Such an approach needs inter- and trans-disciplinary research methodologies. Combining this human ecological model with theoretical and conceptual approaches in gender studies (Boserup 1970, Teherani-Krönner 2014) will open a new perspective to gender sensitive environmental researches. As the UNDP has stated: “human development if not engendered, is endangered”. This simple but far-reaching message of Human Development Report (UNDP 1995) should be taken more seriously into account in theoretical and practical work (gender mainstreaming and gender budgeting). The gender gap (FAO 2011) will be a roadblock to sustainable environmental development (Jacobson 1992) under climate change conditions. Therefore the POET model needs to be engendered. The paper will present a new concept and a methodological framework to discover natural and cultural resources with regard to climate change accommodation.

Trên cơ sở tháp sinh thái nhân văn có lồng ghép giới được xây dựng bởi Robert Ezra Park, nhà sáng lập ngành học về sinh thái nhân văn tại trường Khoa học xã hội Chicago vào khoảng năm 1920 (Park 1952; do Teherani-Krönner thể hiện năm 1992), Duncan đã phát triển một mô hình nghiên cứu toàn diện về sự thay đổi trong xã hội loài người. Ông cho rằng các phân tích khoa học cần phải bao gồm sự tương tác qua lại giữa các thành tố sau: dân số (P), tổ chức (O), môi trường (E), và công nghệ (T). Khung nghiên cứu này được gọi tắt là POET, được biết tới với tên gọi tổ hợp sinh thái, và được thể hiện bằng hình ảnh của một hình thoi (Duncan 1959; Teherani-Krönner 1992; Teherani-Krönner 2014). Cách tiếp cận này cần phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành và đa ngành. Kết hợp mô hình sinh thái nhân văn với các cách tiếp cận về lý thuyết và định nghĩa trong các nghiên cứu về giới (Boserup 1970, Teherani-Krönner 2014) sẽ mở ra một hướng nghiên cứu mới đối với các nghiên cứu về môi trường có liên quan tới nhạy cảm giới. Tổ chức Phát triển LHQ (UNDP) đã nêu rõ: “Nếu sự phát triển của con người không tính đến vấn đề giới, sự phát triển đó sẽ gặp trở ngại”. Thông điệp đơn giản nhưng hàm chứa này được nêu trong báo cáo: Phát triển con người của UNDP (1995) cần được xem xét một cách nghiêm túc hơn trong lý thuyết và thực tiễn (lồng ghép giới và lập ngân sách có tính đến vấn đề giới). Khoảng cách về giới (FAO 2011) sẽ là một cản trở trên con đường phát triển môi trường bền vững (Jacobson 1992) trong các điều kiện biến đổi khí hậu hiện tại. Do đó, mô hình POET cần được xem xét cả từ góc độ giới. Bài viết đưa ra một khái niệm mới và một khung phương pháp logic nhằm phát hiện các nguồn lực tự nhiên và văn hóa trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Published
2014-11-05
Section
Research articles