Application of ecological technology for removal of COD, nitrogen and phosphorus from piggery wastewater after biogas production technology

Ứng dụng công nghệ sinh thái để xử lý COD, Nitơ và Phôtpho trong nước thải chăn nuôi lợn sau công nghệ Biogas

  • Thi Nguyet Vu Institute of Environmental Technology, Vietnam Academy of Science and Technology, 18 Hoang Quoc Viet, Hanoi, Vietnam
  • Van Tua Tran Institute of Environmental Technology, Vietnam Academy of Science and Technology, 18 Hoang Quoc Viet, Hanoi, Vietnam
  • Dinh Kim Dang Institute of Environmental Technology, Vietnam Academy of Science and Technology (VAST), 18 Hoang Quoc Viet Road, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
  • Thi Kim Anh Bui Institute of Environmental Technology, Vietnam Academy of Science and Technology, 18 Hoang Quoc Viet, Hanoi, Vietnam
  • Vu Hai Yen Thuy Loi University, 175 Tay Son, Dong Da, Hanoi, Vietnam
Keywords: ecotechnology, Phragmites australis, Cyperus alternifolius, Eichhornia crassipes, Vetiveria zizanioides, piggery wastewater

Abstract

Despite a positive contribution to economic – social development, the growth of piggeries has caused heavily environmental pollution. Currently, treated wastewater of pig farms unfortunately does not meet the national discharge standards yet. This paper presents some research results on the removing COD, nitrogen and phosphorus in piggery wastewater after anaerobic (biogas) process at pilot scale by the combined system using Phragmites australis, Cyperus alternifolius, Vetiveria zizanioides and Eichhornia crassipes. The experimental results showed that the wastewater loading rate of 47.35 l/m2.day with initial concentrations of 203.24 mg COD/l, 111.94 mgTN/l and 13.61 mgTP/l gave removal efficiency of 71.66 %, 79.26 % and 69.65 %, respectively. Thus, the removed quantity of total nitrogen (TN) and total phosphorus (TP) was of 4201.35 mg TN/m2.day và 448.76mg TP/m2.day. The obtained results indicated that the flow wetland system, using Phragmites australis, Cyperus alternifolius, Vetiveria zizanioides and Eichhornia crassipes has a rather high COD, TN and TP removal efficiency with simple operation so that it could be feasible if applied for treating pig wastewater. However, the system should be functioned longer for taking data and for evaluating its stability.

Mặc dù có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, việc phát triển chăn nuôi lợn đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện nay, nước thải chăn nuôi lợn từ các cơ sở chăn nuôi sau xử lý vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn thải của quốc gia và tiêu chuẩn ngành. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về khả năng loại bỏ COD, nitơ (N) và phôtpho (P) trong nước thải chăn nuôi lợn đã qua xử lý bằng hầm biogas của hệ thống phối hợp cây Sậy, Thủy Trúc, cỏ Vetiver và Bèo Tây ở qui mô pilot. Kết quả thực nghiệm ở tải lượng 47,35 l/m2.ngày, với COD, tổng nitơ (TN) và tổng phôtpho (TP) đầu vào trung bình là 203,24 mg/l, 111,94 mg/l và 13,61 mg/l, tương ứng, thì hiệu suất xử lý lần lượt là 71,66 %; 79,26 % và 69,65 %. Như vậy lượng TN và TP loại bỏ là 4201,35 mgN/m2.ngày và 448,76 mgP/m2.ngày. Kết quả nhận được cho thấy hệ thống sử dụng cây Sậy, Thủy Trúc, cỏ Vetiver và Bèo Tây có hiệu quả loại bỏ COD, TN và TP khá cao trong khi vận hành đơn giản nên có triển vọng áp dụng trong điều kiện thực tế để xử lý nước thải chăn nuôi lợn. Tuy nhiên để đánh giá tính ổn định, hệ thống cần được hoạt động với thời gian lâu dài hơn.

Published
2017-01-17
Section
Research articles

Most read articles by the same author(s)