Natural auxiliary coagulants - perspectives for the treatment of textile wastewater
Chất trợ keo tụ tự nhiên - tiềm năng ứng dụng trong xử lý nước thải dệt nhuộm
Abstract
Applying chemical coagulants and auxiliary coagulants in wastewater treatment has become more popular in Vietnam. Although the efficacy of chemical coagulants has been well recognized, there are disadvantages associated with the use of these products, such as the inefficiency at low temperatures, increasing the residual cation in solution, causing health problems and distribution water, relatively high cost, producing high volume of sludge. Thus, it is desirable to replace these chemical coagulants for products that do not generate such drawbacks, such as natural polymers. In this paper, the authors conducted experiments by using natural auxiliary coagulants extracted from seeds of Cassia fistula (gum MHY) and chemical polymer as auxiliary coagulation to treat textile wastewater with basic polluted parameters: pH = 9.0; COD = 800 mgO2/L, color = 750 Pt-Co. The Jartest experiment results showed that the process efficiency of chemical polymer and gum MHY is not so different, with the COD removal efficiencies of 60.3% and 59.7%; the color removal efficiencies of 87.3% and 87.1%; the SS removal efficiencies of 93.2% and 92.6%. There-fore, coagulants obtained from gum MHY can be applied as the alternatives for chemical polymer in the process of treating textile wastewater.
Các ứng dụng chất keo tụ và chất trợ keo tụ hóa học trong xử lý nước thải ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Mặc dù có nhiều ghi nhận về hiệu quả xử lý của chất keo tụ hóa học, phương pháp xử lý này vẫn tồn tại một số nhược điểm như hiệu suất xử lý thấp ở nhiệt độ thấp, nước thải sau khi xử lý còn chứa nhiều hóa chất tiếp tục làm ô nhiễm nguồn tiếp nhận, chi phí xử lý cao và tạo ra nhiều bùn thải. Do đó việc tìm kiếm một phương án xử lý thay thế, chẳng hạn sử dụng polymer tự nhiên, có thể khắc phục những nhược điểm này là rất cần thiết. Nghiên cứu này tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng chất trợ keo tụ sinh học ly trích từ hạt trái Muồng Hoàng yến (Cassia fistula) và chất trợ keo tụ hóa học để xử lý nước thải dệt nhuộm có các thông số ô nhiễm cơ bản: pH = 9,0; COD = 800 mgO2/L, độ màu = 750 Pt-Co. Các thí nghiệm trên bộ Jartest cho thấy hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm của chất trợ keo tụ gum Muồng Hoàng yến và chất trợ keo tụ hóa học không khác biệt có ý nghĩa với hiệu suất xử lý COD lần lượt là 60,3 và 59,7%; hiệu suất xử lý độ màu là 87,3 và 87,1%; xử lý SS là 93,2 và 92,6%. Kết quả nghiên cứu cho thấy gum hạt Muồng Hoàng yến có thể sử dụng làm chất trợ keo tụ thay thế chất trợ keo tụ hóa học trong xử lý ô nhiễm nước thải dệt nhuộm.