The potential of electricity generation from the major agricultural wastes in the Mekong Delta of Vietnam

Tiềm năng phát điện từ một số chất thải nông nghiệp chính ở đồng bằng sông Cửu long

  • Vo Chau Ngan Nguyen College of Environment and Natural Resources, Can Tho University, 3-2 street, Can Tho city, Vietnam
  • Thi Thuy Nguyen Project on “Sustainable Biogas Production from Waste Rice Straw”, Can Tho University, 3-2 street, Can Tho city, Vietnam
  • Le Phuong Nguyen Hau Giang Industrial Zones Authority, Hau Giang province, Vietnam
Keywords: corn straw, renewable energy, rice husk, rice straw, sugar-cane bagasse

Abstract

Agricultural activities produce a large quantity of waste each year in the Mekong Delta. For example, appropriately 26.86 million tons of rice straw, 5.37 million tons of rice husks, 1.33 million tons of bagasse and 0.59 million tons of corn straw were produced in 2016. Despite such a huge quantity of agricultural waste, the waste has been rarely used effectively. Around 54.1 - 98.0% of rice straw is normally burnt on the field; only 20 - 50% of rice husk is used for pellet or energy purposes; a few sugar-cane factories apply bagasse feeding to steam cookers, and a small quantity of corn straw is used as livestock feeding. If this biomass source is used for electricity generation, in theory, for the period of 2006 - 2020, it is estimated that this source can potentially generate 1203 million MWh/year from rice straw, 236 million MWh/year from rice husk, 45 million MWh/year from bagasse, and 40 million MWh/year from corn straw. Electricity generation of biomass source will not only solve the problem of environmental pollution caused by agricultural waste but also meet increasing energy demands for socio-economic development in this region.

Hàng năm lượng chất thải phát sinh từ một số loại hình canh tác nông nghiệp chính ở ĐBSCL rất lớn. Chỉ tính riêng năm 2016 ghi nhận thải ra khoảng 26,86 triệu tấn rơm rạ; 5,37 triệu tấn vỏ trấu; 1,33 triệu tấn bã mía và 0,59 triệu tấn thân cây bắp. Lượng chất thải phát sinh lớn nhưng các biện pháp sử dụng những nguồn sinh khối này chưa đa dạng, rơm rạ phần lớn được người dân đốt trực tiếp ngay trên đồng ruộng chiếm 54,1 - 98,0% lượng rơm rạ thải ra; chỉ có khoảng 20 - 50% lượng vỏ trấu được sử dụng; bã mía chỉ được một số nhà máy sử dụng để đốt cho lò hơi; một lượng nhỏ thân cây bắp được người dân sử dụng cho chăn nuôi. Nếu có thể tận dụng các nguồn sinh khối này để sản xuất điện thì tiềm năng lý thuyết ước tính từ năm 2005 đến 2020 của rơm rạ là 1203 triệu MWh/năm; vỏ trấu là 236 triệu MWh/năm; bã mía là 45 triệu MWh/năm; và thân cây bắp là 40 triệu MWh/năm. Sản xuất điện từ các nguồn sinh khối này không chỉ giải quyết lượng phế phẩm nông nghiệp phát sinh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn có thể tạo ra nguồn điện cung cấp cho nhu cầu phát triển của vùng.

Published
2018-08-10
Section
Review papers

Most read articles by the same author(s)