Pollution minimizing at traditional craft village by micro-credit program - case study from Tan Phu Dong rice powder production village
Giảm thiểu ô nhiễm bằng nguồn quỹ tín dụng nhỏ - Trường hợp cụ thể ởlàng nghề làm bột truyền thống Tân Phú Đông
Abstract
This paper introduces the results of a project initiated by Cantho University (CTU) on the introduction of micro-credits for addressing the environmental pollution in Vietnam’s craft villages. At Tan Phu Dong, a traditional rice powder production village in Sa Dec, Dong Thap, all wastes from domestic and production activities and animal husbandry were freely disposed into open water sources. This practice led to a negative impact on the local environment. With the financial support provided by the Bread for the World (BfdW), a micro-credit program was initiated in which farmers could borrow money to construct a biogas plant to treat animal husbandry and domestic wastes. In addition, the staff transferred biogas plant construction technology to the local masons and organized training courses on biogas plant operation and maintenance and biogas usage for the farmers and the local officials. 61 farmers borrowed money from the program to construct their biogas plants, followed by more than 250 farmers that constructed their biogas plants by their own finance after realizing the positive benefits of biogas plants. As result, the environmental pollution issue was solved step-by-step, thereby helping enhance the living conditions of the local community.
Bài báo này trình bày biện pháp sử dụng nguồn quỹ tín dụng nhỏ để các hộ dân cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề Việt Nam. Tại làng nghề làm bột Tân Phú Đông -Sa Đéc -Đồng Tháp,các loại chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất và chăn nuôi xả thải bừa bãi đã gây ônhiễm môi trường nghiêm trọng. Với kinh phí tài trợ từ tổ chức Bánh mỳ cho thế giới (BfdW), các cán bộ trường Đại học Cần Thơ đã tổ chức cho người dân luân phiên vay vốn để xây dựng hầm ủ khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi và chất thảisinh hoạt. Bên cạnh đó còn tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ xây hầm ủ khí sinh học cho thợ xây địa phương, hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng hầm ủ cho người dân và cán bộ địa phương. Thông qua nguồn vốn vay của dự án, có 61 hộ dân đã xây dựng hầm ủ khí sinh học và trên 250 hộ dân khác đã tự đầu tư xây dựng khi thấy được lợi ích của hầm ủ. Nhờ đó tình trạng ô nhiễm môi trường từng bước được giải quyết góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân tại địa phương.