Energy recovery from anaerobic co-digestion with pig manure and spent mushroom compost in the Mekong Delta
Thu hồi năng lượng từ quá trình ủ yếm khí kết hợp phân heo và rơm sau ủ nấm ở đồng bằng sông Cửu Long
Abstract
This study aimed at seeking for the solution to recover the energy from agriculture waste in the Mekong Delta, Vietnam. The spent mushroom compost - a residue from the mushroom growing - was chosen for co-digestion with pig manure in anaerobic batch and semi-continuous experiments. The results showed that in case of spent mushroom compost made up 75% of the mixed substrate, the gained biogas volume was not significantly different compared to the treatment fed solely with 100% pig manure. The average produced biogas was 4.1 L×day-1 in the experimental conditions. The semi-continuous experiments remained in good operation up to the 90th day of the fermentation without any special agitating method application. The methane contents in both experiments were around 60%, which was significantly suitable for energy purposes. These results confirm that spent mushroom compost is possibly an acceptable material for energy recovery in the anaerobic fermentation process.
Nghiên cứu này nhằm tìm kiếm giải pháp thu hồi năng lượng từ chất thải nông nghiệp tại ĐBSCL, Việt Nam. Rơm sau ủ nấm -phế phẩm sau khi trồng nấm rơm -được chọn để ủ kết hợp với phân heo trong các bộ ủ yếm khí theo mẻ và bán liên tục. Kết quả cho thấy nếu phối trộn đến 75% rơm sau ủ nấm trong nguyên liệu ủ, tổng lượng khí thu được không khác biệt đáng kể so với thí nghiệm ủ 100% phân heo. Trong điều kiện thí nghiệm, lượng khí thu được trung bình là 4.1 L.ngày-1. Thí nghiệm ủ bán liên tục vẫn vận hành tốt ở ngày thứ 90 mặc dù mẻ ủ không được khuấy đảo. Hàm lượng khí mê-tan đo được chiếm khoảng 60% hoàn toàn cóthể sử dụng cho các nhu cầu về năng lượng. Những kết quả thí nghiệm khẳng định có thể sử dụng rơm sau ủ nấm để thu hồi năng lượng thông qua quá trình ủ yếm khí kết hợp.