Cow raising in the Mekong Delta - The current status of waste treatment and risk of greenhouse gas emissions

Chăn nuôi bò ở đồng bằng sông Cửu long - Hiện trạng xử lý chất thải và nguy cơ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính

  • Le Phuong Nguyen Hau Giang Industrial Zones Authority, Hau Giang province, Vietnam
  • Hong Tam Nguyen College of Environment and Natural Resources, Can Tho University, 3-2 street, Can Tho city, Vietnam
  • Si Nuo Thach Hau Giang Industrial Zones Authority, Hau Giang province, Vietnam; College of Environment and Natural Resources, Can Tho University, 3-2 street, Can Tho city, Vietnam
  • Vo Chau Ngan Nguyen College of Environment and Natural Resources, Can Tho University, 3-2 street, Can Tho city, Vietnam
Keywords: cow raising, greenhouse gas emission, Mekong Delta, waste treatment

Abstract

This study was aimed to assess the status of waste treatment for cow raising at small farm households in Can Tho, Tra Vinh, Soc Trang, and Hau Giang. The interview of 120 cow farmer households indicated that local farmers normally treat their waste by sun-drying, storing in ponds, discharging directly into rivers, or applying to anaerobic biogas. The farmers select ways to treat cow excrement according to seasons of the year: in the dry season cow waste is mostly sun-dried for sale (76.7%); stored for use (10%), untreated (7.5%) or applied to biogas plants (5.8%); however, in the rainy season most of the farmers leave the waste untreated (94.2%), except for those owning biogas tanks. Biogas treatment is applied mainly by dairy cow-raising households, accounting for 85.7% of biogas users. The cow farmer households have limited knowledge about biogas application; 23.3% of the interviewed farmers knew about biogas technology; 47.5% had little knowledge about this technology, however, 29.2% of the selected persons had no idea about biogas technology. Based on the quantity of beef cattle herds in the surveyed areas, it is estimated that CH4 gas emissions account for around 252.3 tons, 61.4 tons, 8.2 tons, and 2.5 tons in Soc Trang, Tra Vinh, Can Tho, and Hau Giang, respectively.

Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng xử lý chất thải tại các hộ chăn nuôi bò ở thành phố Cần Thơ và các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang. Tổng số 120 hộ chăn nuôi đã được phỏng vấn cho thấy có 4 phương pháp xử lý chính để xử lý chất thải chăn nuôi phát sinh: ủ yếm khí (biogas), phơi khô và bán, trữ lại trong ao để sử dụng, và không xử lý. Tùy theo thời điểm trong năm người dân sẽ thay đổi cách thức xử lý chất thải chăn nuôi bò: vào mùa khô có nhiều nắng chủ yếu người dân phơi khô để bán (76,7%), để lại và sử dụng (10%), dùng để ủ biogas (5,8%), và không xử lý (7,5%); tuy nhiên vào mùa mưa hầu hết các hộ dân không xử lý chất thải chăn nuôi (94,2%), chỉ trừ những hộ dân đã có hầm ủ biogas để xử lý. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas được áp dụng phổ biến ở các hộ nuôi bò sữa, chiếm 85,7% số hộ có hầm ủ biogas. Sự hiểu biết về công nghệ biogas của các hộ chăn nuôi còn khá giới hạn, chỉ 23,3% hộ dân được phỏng vấn biết về công nghệ biogas, 47,5% hộ biết ít về công nghệ này, trong khi 29,2% hộ dân hoàn toàn không biết. Dựa trên số lượng đàn bò thịt trong vùng khảo sát, có thể tính được lượng CH4 phát thải hàng năm từ chất thải chăn nuôi là 252,3 tấn, 61,4 tấn, 8,2 tấn và 2,5 tấn từ các địa phương Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ, và Hậu Giang.

Published
2018-08-10
Section
Research articles

Most read articles by the same author(s)